Giới thiệu sơ về ngữ pháp trong tiếng Trung
Ngữ pháp tiếng Trung được xem là có nhiều điểm giống với ngữ pháp Tiếng Việt nhất trong số các ngôn ngữ hiện nay. Vì thế, nếu bạn chọn học tiếng Trung, hẳn bạn sẽ không thấy có quá nhiều khó khăn rắc rối. Dẫu vậy, vẫn có nhiều điểm khác biệt nhất định, vì vậy bạn chớ chủ quan với các chủ điểm ngữ pháp tiếng Trung. Hãy cùng nhau tổng hợp lại một số điểm ngữ pháp căn bản nhất nhé.
Ngữ pháp trong tiếng Trung là hệ thống quy tắc về việc sắp xếp các thành phần từ vựng để tạo thành câu hoàn chỉnh, hoặc các loại câu đặc biệt. Có hàng trăm quy ước cần phải tuân thủ để câu nói đúng ý nghĩa và đúng về mặt cấu tạo.
Ở mức độ cơ bản, chúng ta có khoảng 14 chủ điểm chính, trong số đó có rất nhiều điểm ngữ pháp nhỏ khác nhau. Bạn cần ít nhất khoảng 1 năm học liên tục để có thể biết cách sử dụng thành thạo các điểm ngữ pháp này.
Từ loại trong tiếng Trung
Hiện tại, trong tiếng Trung có 10 loại từ khác nhau:
1. Danh từ
Danh từ (míng cí – 名詞) sử dụng để nói về người, sự vật, sự việc. Vị trí của danh từ sẽ thường đứng sau lượng từ, và không thể bổ nghĩa cho một phó từ.
- Danh từ thường sẽ được chọn làm chủ ngữ cho một câu.
Ví dụ: 我是越南人 – wǒ shì yuènán rén: Tôi là người Việt Nam (trong đó: 我 là chủ ngữ).
- Danh từ cũng đứng ở vị trí tân ngữ.
Ví dụ: 我是越南人 – wǒ shì yuènán rén: Tôi là người Việt Nam (trong đó: 越南人 là tân ngữ).
- Danh từ được đặt làm định ngữ, nghĩa là các từ ngữ chỉ về thời gian, năm tháng ngày, mùa, giờ… hay các từ ngữ chỉ nơi chốn cũng là danh từ.
Ví dụ: 我喜歡夏天的夜晚。- Wǒ xǐhuān xiàtiān de yèwǎn: Tôi thích đêm mùa hè.
2. Hình dung từ
Nghe có vẻ rất lạ lẫm với chúng ta, nhưng thực chất hình dung từ chính là tính từ. Những từ ngữ này thường được sử dụng để mô tả về tính chất cũng như trạng thái của một sự vật, sự việc, con người nào đó. Nếu như muốn biểu thị ý nghĩa phủ định của một câu, bạn có thể thêm chữ “不” đặt trước hình dung từ.
- Hình dung từ mô tả hình dáng/ hình trạng về người hoặc sự vật nào đó: 美麗 – Měilì: xinh đẹp, 高 – gāo: cao, 綠 – Lǜ: màu xanh lá…
- Hình dung từ diễn tả về tính chất/ tính cách của con người hoặc sự vật nào đó: 優秀 – yōuxiù: ưu tú, 錯 – Cuò: nhầm lẫn…
- Hình dung từ diễn tả trạng thái của một hành động nào đó: 認真 – Rènzhēn: trang nghiêm, 慢 – màn: chậm chạp…
Hình dung từ được dùng dưới nhiều hình thức và vai trò khác nhau, chúng có thể làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ, làm vị ngữ, trạng ngữ cho một động từ, làm bổ ngữ cho một động từ, làm chủ ngữ và làm tân ngữ.
3. Động từ
Cũng giống như động từ ở các ngôn ngữ khác, chúng thường được dùng để diễn tả các hành động. Động từ có thể được chia thành 2 loại: cập vận động từ: nghĩa là các động từ đi sau nó là một tân ngữ, và bất cập vận động từ: là các động từ không cần có một tân ngữ theo sau. Tương tự hình dung từ, để biểu thị ý nghĩa phủ định, bạn có thể đặt chữ “不” đứng trước. Ngoài ra, còn có thể sử dụng “沒” hay “沒有”, mang ý nghĩa không có.
- Động từ được sử dụng làm tân ngữ
Ví dụ: 我喜歡學習 – Wǒ xǐhuān xuéxí: tôi thích học tập
- Động từ đặt làm vị ngữ trong câu
Ví dụ: 我站在長城上 – Wǒ zhàn zài chángchéng shàng: Tôi đứng tại Vạn Lý Trường Thành.
- Động từ được đặt làm chủ ngữ
Ví dụ: 浪費可恥 – làngfèi kěchǐ: Việc lãng phí thật đáng xấu hổ.
- Động từ được sử dụng như một định ngữ
Ví dụ: 他說的話很正確 – Tā shuō dehuà hěn zhèngquè – Điều anh ấy nói thật chính xác.
- Động từ được sử dụng như một bổ ngữ
Ví dụ: 他看不見。- Tā kàn bùjiàn: Anh ta không nhìn thấy.
- Động từ được sử dụng như một trạng ngữ
Ví dụ: 他父母熱情地接待了我。- Tā fùmǔ rèqíng de jiēdàile wǒ: Bố mẹ của anh ấy đón tiếp tôi rất nhiệt tình.
4. Trợ động từ
Mặc dù khái niệm này không xuất hiện trong tiếng Việt, nhưng nếu bạn đã học tiếng Anh, tuy nhiên về mặt ý nghĩa, trợ động từ trong tiếng Trung mang nhiều ý nghĩa và cách diễn đạt khác nhau. Nếu muốn diễn đạt ý phủ định, bạn cũng có thể thêm chữ “不”vào trước trợ động từ.
Trợ động từ mô tả về khả năng/ năng lực: 會 – Huì: có thể, 能 – néng: năng (năng lực, tài năng), 能夠 – Nénggòu: đã có thể
Trợ động từ mô tả về khả năng: ngoài 3 trợ động từ thuộc nhóm năng lực ở trên, bạn có thể sử dụng thêm 2 từ cũng diễn tả về khả năng: kěyǐ – có thể, 可能 – kěnéng: khả thi, có thể làm được, khả năng.
Trợ động từ mô tả về sự cần thiết: 應當 – yīngdāng hoặc 該 – gāi hoặc 應該 – yīnggāi: nên, 要 – yào: chủ/ quan trọng.
Trợ động từ mô tả sự việc bắt buộc, tất yếu phải thế: 得 – děi: phải, 必須 – Bìxū: cần phải.
Trợ động từ mô tả mong muốn chủ quan cá nhân: 肯 – kěn: đồng ý, tán thành, 要 – yào: muốn, 想 – xiǎng: suy nghĩ/ nghĩ…
5. Lượng từ
Lượng từ trong tiếng Việt vẫn có, tuy nhiên có thể chúng ta không thường có khái niệm về chúng, và chỉ nhận ra một từ nào đó là lượng từ cho đến khi học ngữ pháp tiếng Trung. Lượng từ thường dùng để diễn ra đơn vị của các sự vật/ sự việc hoặc động tác nào đó. Trong ngữ pháp tiếng Trung, sẽ có danh lượng từ và động lượng từ.
Một số lượng từ để diễn tả đơn vị của sự vật: 只 – zhī: đơn/ một, 台 – tái: cái/ đài(đài phun nước/ đài quan sát…)…
Một số lượng từ diễn ra hạn độ của sự vật: 歐姆 – Ōumǔ: Ôm (đơn vị đo điện trở), 伏特 – fútè: Vôn (đơn vị đo dòng điện)…
Xem đầy đủ: Cách dùng lượng từ trong tiếng Trung
6. Phó từ
Phó từ là những từ ngữ biểu thị về trạng thái của một sự vật, sự vật giúp người nghe hiểu được về thời gian mà ai đó thực hiện hành động gì, nghĩa là sự việc đó đã, đang hay sẽ xảy ra. Các phó từ thường gặp trong tiếng Trung có thể kể đến như: 正在 – zhèngzài: đang, 刚刚 – Gānggāng: chỉ cần, 已经 – yǐjing: đã…
Hoặc phó từ cũng có thể chỉ về khả năng, trình độ, mức độ của sự vật, sự việc: 很 – hěn: rất/ lắm, 过于 – guòyú: quá/ lắm/ quá chừng…
7. Giới từ
Giới từ thường được đặt trước các danh từ, động từ, tính từ để chỉ về nơi chốn, thời gian, phương thức của sự vật/ sự việc. Một số giới từ phổ biến như: 向 – xiàng: hướng, 往 – wǎng: đến…
Có rất nhiều loại giới từ như sau: giới từ chỉ thời gian, phương hướng nơi chốn, đối tượng, công cụ, phương thức, căn cứ, nguyên nhân mục đích, so sánh giữa các sự vật/ sự việc, loại trừ, hiệp đồng, cự li, trải nghiệm.
8. Liên từ
Các liên từ trong ngữ pháp tiếng Trung thường diễn tả sự kết nối, liên kết giữa các câu với nhau. Một số ví dụ điển hình là: 因為……所以 – Yīnwèi……suǒyǐ: bởi vì… cho nên, 不但……而且: Bùdàn……érqiě: không những… mà còn…
9. Trợ từ
Có 3 loại trợ từ khác nhau, chúng thường sẽ đi kèm với các từ hoặc cụm từ để bổ sung thêm ý nghĩa cho các từ ngữ, tăng khả năng diễn tả, tăng cảm xúc cho từ ngữ hoặc diễn đạt. Có 3 loại trợ từ trong tiếng Trung: trợ từ kết cấu, trợ từ động thái và trợ từ ngữ khí.
10. Thán từ
Thán từ thường là những từ giúp tăng cảm xúc cho câu nói, thậm chí là những câu kêu gọi, la hét, đối đáp. Đặc biệt, có những thán từ tự bản thân nó cũng có thể tạo thành một câu: 喂 – wèi: a lô/ này (mang ý chỉ gọi để người khác chú ý/ trả lời điện thoại), 哼- hēng, lời than, rên rỉ, biểu thị sự hậm hực, bực bội…
Từ tượng thanh
Đó là những từ mô phỏng âm thanh, ví dụ như: 嗚、轟隆、汪汪、咯咯、呼啦啦, 沙沙沙…
>> Tham khảo: 214 bộ thủ tiếng Trung: Cách viết, cách đọc và ý nghĩa của từng bộ
Tổng hợp cấu trúc ngữ pháp thông dụng trong tiếng Trung
Ngữ pháp tiếng Trung thường sẽ không chú trọng về thì như tiếng Anh, nhưng chúng có hàng ngàn các quy tắc nhỏ lẻ để có thể sử dụng hình thành câu. Và để có thể nhớ được những cấu trúc này, đầu tiên bạn cần nắm thật kỹ về từ vựng, chữ viết thì mới có thể tiếp tục học đến ngữ pháp được. Tiếp đến, hãy chú ý đến 15 điểm ngữ pháp cơ bản dưới đây:
Trật từ sắp xếp từ ngữ trong câu
Trong tiếng Trung, bạn cần chủ ý những thứ tự sắp xếp như sau:
- Chủ ngữ + thời gian thực hiện hành động + nơi chốn + hành động
- Có thể đặt thời gian đứng trước hoặc sau chủ ngữ
- Động từ năng nguyện là các từ thể hiện ước muốn, khả năng, ví dụ: 希望 (hi vọng), 想 (muốn), 可以 (có thể)… Và những động từ năng nguyện cần được đặt trước địa điểm, nhưng chúng có thể đứng trước hoặc sau thời gian.
- Các cụm động từ thường đặt theo thứ tự: tính từ + danh từ (giống tiếng Anh, và ngược lại với tiếng Việt)
- Những câu có chứa giới từ thường sẽ ngược so với tiếng Việt, theo cấu trúc sau: giới từ + tân ngữ + động từ.
- 只有。。。。才” (Chỉ có… mới có thể được)
Câu này nhấn mạnh nguyên nhân và kết quả, và khẳng định tính duy nhất của sự việc.
Ví dụ: 只有坚持,才能得到成功!
Zhǐyǒu jiānchí, cái néng dédào chénggōng!/
Chỉ có sự kiên trì, bạn mới có thể có được thành công
- 如果……就…… (Nếu … thì…)
Cũng là câu mang ý nghĩa nguyên nhân – kết quả, nhưng mang tính chất dự đoán và đưa ra kết quả chứ không mang hàm ý nhấn mạnh.
Ví dụ: 如果你猜对了,我就告诉你;
rú ɡuǒ nǐ cāi duì le , wǒ jiù ɡào su nǐ.
Nếu tôi đoán được thì tôi sẽ nói cho bạn biết.
- 不但 … 而且 (không những … mà còn…)
Câu nói biểu thị mới quan hệ tăng cấp của sự vật, gần giống với liên từ “và” nhưng hàm ý cao và nhấn mạnh hơn.
Ví dụ: 这个行李不但大, 而且很重.
Zhège xínglǐ bùdàn dà, érqiě hěn zhòng.
Cái vali này không những to mà còn nặng.
- 因为… 所以 (bởi vì… cho nên)
Cấu trúc biểu thị nguyên nhân – kết quả của sự việc. Sắc thái truyền đạt nhẹ nhàng, bình thường, không nhấn mạnh.
Ví dụ: 因为这本小说太精彩了,所以很多人去抢购。
yīn wèi zhè běn xiǎo shuō tài jīnɡ cǎi le ,suó yǐ hěn duō rén qù qiǎnɡ ɡòu
Bởi vì cuốn tiểu thuyết này tuyệt vời quá, cho nên nhiều người đã mua nó.
- 虽然。。。但是 (tuy… nhưng)
Cấu trúc thể hiện thái độ nhượng bộ.
Ví dụ: – 虽然读书很辛苦,但是还是要坚持。
Suīrán dúshū hěn xīnkǔ, dànshì háishì yào jiānchí
Tuy học hành có vất vả, nhưng vẫn phải kiên trì học tập.
- 不是……而是 (không phải… mà là/ nhưng lại là…)
Câu nói mang ý nghĩa vừa phủ định, vừa giải thích.
Ví dụ: 他不是英语老师而是汉语老师。
Tā búshì Yīngyǔ lǎoshī ér shì Hànyǔ lǎoshī.
Cô ấy không phải là giáo viên tiếng Anh mà là giáo viên tiếng Trung.
- 宁可…… 也 不… (thà là… cũng không)
Câu nói diễn đạt thái độ dứt khoát mạnh mẽ trong việc từ chối điều gì đó ngay cả khi họ rơi vào tình huống không mong muốn.
Ví dụ: 我宁可挨饿也不接受施舍。
wǒ nìnɡ kě ái è yě bù jiē shòu shī shě
Tôi thà nhịn đói chứ cũng không nhận tiến cho.
- 又… + 又…/ 一边……一边…… (vừa… vừa…)
Ý nhấn mạnh mong muốn có được việc này và cũng có được việc khác một cách đồng thời, hoặc cũng có thể mang ý nghĩa phủ định.
Ví dụ: 他一边吃饭一边看电视。
Tā yībiān chīfàn yībiān kàn diànshì.
Cô ấy vừa ăn cơm vừa xem phim.
Vì dụ: 又帅又聪明
Yòu shuài yòu cōngming
Vừa đẹp lại vừa khôn ngoan.
- 无论… … 都 (bất kể… đều)
Ý muốn nhấn mạnh về khả năng thực hiện công việc nào đó mặc dù điều kiện không cho phép.
Ví dụ: 无论环境多么恶劣,小草都努力生长。
wú lùn huán jìnɡ duō me è liè , xiǎo cǎo dōu nǔ lì shēnɡ zhǎnɡ\
Bất kể thời tiết khắc nghiệt ra sao, cây cối vẫn đều cố gắng phát triển
Những chia sẻ trên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong ngữ pháp tiếng Trung, nhưng hy vọng có thể giúp bạn gỡ rối được phần nào đó. Theo dõi Mychinese mỗi ngày để cập nhật các bài học khác nữa nhé.
>> Tham khảo: 8 bí quyết học từ vựng tiếng Trung của chuyên gia ngôn ngữ Hán