Ban đầu, nếu bạn nhìn vào chữ viết tiếng Trung, khả năng lớn bạn sẽ không hiểu được quy tắc viết, đặc biệt là nói. Điều này khiến nhiều người trở nên ái ngại trước quyết định học tiếng Trung. Tuy nhiên, cũng như bao ngôn ngữ khác, chắc chắn tiếng Trung cũng có những quy tắc riêng. Để đơn giản hóa mọi khúc mắc về cách phát âm và nói với một trong những loại chữ tượng hình này, chúng ta hãy cùng nghiên cứu về phiên âm pinyin và cách đọc bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới học.
Phiên âm Pinyin là gì?
Phiên âm Pinyin hay còn được gọi là bính âm, là một dạng phiên âm cách đọc tiếng Trung nhưng được viết bằng các kí tự La Tinh. Phiên âm dạng này sẽ phù hợp với những ai bắt đầu làm quen với ngôn ngữ này, đặc biệt là những người nước ngoài vốn sử dụng bảng chữ cái La Tinh trong đời sống hàng ngày.
Ngược lại, với người Trung Quốc, khi họ hiểu và làm quen được bảng phiên âm Pinyin, đó sẽ trở thành lợi thế khi họ học các ngôn ngữ sử dụng kí tự La Tinh.
Thực tế, phiên âm Pinyin chỉ mới xuất hiện khoảng 7 thập kỉ nay, còn trước đó hoàn toàn không có dạng phiên âm này. Trước đây, cách đọc tiếng Trung thường sẽ được lưu truyền bằng việc giao tiếp từ đời này sang đời nọ, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Tuy nhiên, với phiên âm Pinyin, mọi thứ đã trở nên có quy tắc và dễ dàng hơn cho những ai muốn học tiếng Trung.
Cách đọc phiên âm Pinyin
Để có thể hiểu được cách đọc phiên âm Pinyin, bạn cần phải làm quen với bảng chữ cái tiếng Trung theo mẫu tự La Tinh. 99% các chữ tiếng Trung đều có thể phiên âm, và đều có những thành phần chính cấu tạo nên tiếng đó là: nguyên âm (vận mẫu), phụ âm (thanh mẫu) và thanh điệu (dấu). Đây là sự tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Trung, và bạn sẽ cảm nhận được tiếng Trung sẽ dễ và đơn giản hơn tiếng Việt nữa.
1. Vận mẫu: Nguyên âm
Nguyên âm đơn
Có tất cả 6 nguyên âm đơn trong tiếng Trung: a, e, i, o, u, ü
- a – đọc như chữ “a” trong tiếng Việt. Mở miệng và vành môi rộng, há to miệng và để lưỡi hướng xuống.
- e – cách đọc gần giống âm thanh giữa chữ “ơ” và “ưa” của tiếng Việt. Đưa lưỡi về sau cuống họng nhẹ, cuống lưỡi hạ xuống, miệng há vừa phải.
- o – đọc gần giống âm “ô” trong tiếng Việt. Cần đưa lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi cao hơn so với vị trí ban đầu, miệng và môi tròn, hơi nhô ra ngoài.
- i – cách đọc gần giống âm “i” của tiếng Việt. Bạn đưa lưỡi và giữa và sau hai hàm răng khép lại, môi khép nhưng banh rộng về phía hai bên.
- u – cách đọc giống như âm “u” trong tiếng Việt. Nâng cao gốc lưỡi, lưỡi. Môi tròn và chu ra đằng trước.
- ü – cách đọc giống âm “uy” trong tiếng Việt nhưng kéo dài và giữ nguyên trạng thái của môi và lưỡi chứ không bật ra một tiếng và kết thúc âm nhanh chóng như tiếng Việt. Bạn đặt đầu lưỡi chụm gần với răng, môi tròn và chu ra đằng trước.
Điểm chung của các nguyên âm đơn tiếng Tiếng Trung là chúng thường được đọc kéo dài, chứ không gọn và ngắt như tiếng Việt.
Nguyên âm kép
Cũng giống nguyên âm đơn, nguyên âm kép trong bảng chữ cái tiếng Trung được phát âm kéo dài hơn.
- ai – đọc giống âm “ai” của tiếng Việt.
- ei – đọc giống âm “ây” của tiếng Việt
- ao – đọc giống âm “ao” của tiếng Việt
- ou – đọc âm “ô” trước, sau đó chuyển sang sang âm “u”, gần giống âm “âu” trong tiếng Việt nhưng sẽ mềm mại và hướng về âm “ô” hơn là âm “â”.
- ia – đọc gần giống âm “ia” trong tiếng Việt, nhưng trước khi đọc đặt cuống lưỡi sát ngạc cứng sau đó mới phát âm “ia”, tạo thành âm gần giống chữ “dia”.
- ie – đọc âm “i” trước sau đó chuyển sang âm “ê”. Tương tự, trước khi đọc để cuống lưỡi ở sát ngạc cứng sau đó mới bắt đầu phát âm, tạo thành âm gần giống chữ “diê”
- ua – đọc giống âm “oa” của tiếng Việt.
- üe – đọc giống âm “uê” của tiếng Việt, nhưng trước khi đọc, đặt cuống lưỡi ở sát ngạc cứng rồi mới phát âm “uê”, kéo dài âm, tạo thành âm gần giống chữ “duê”
- iao – đọc giống âm “ao” của tiếng Việt, trước khi đọc, cần đặt cuống lưỡi sát ngạc cứng rồi mới phát âm, tạo thành âm gần giống chữ “dao”
- iou – đọc giống âm “iêu” của tiếng Việt, trước khi phát âm, đặt cuống lưỡi sát ngạc cứng rồi mới phát âm, tạo thành âm gần giống chữ “diêu”.
- uai – đọc giống âm “oai” của tiếng Việt.
- uei – đọc giống âm “uây” của tiếng Viêt.
Nguyên âm mũi
Cách phân chia phiên âm tiếng Trung này có vẻ lạ, tuy nhiên, đó là những âm rất quen thuộc với người Việt, chúng được biểu hiện qua ba kí tự là m, n và ng. Trong bảng chữ cái tiếng Trung, nguyên âm mũi sẽ là những nguyên âm đi kèm với 3 chữ cái này. Chúng ta có 16 nguyên âm mũi trong bảng phiên âm Pinyin.
- an – đọc gần giống với âm “an” trong tiếng Việt.
- ang – tuy có phát âm gần giống âm “ang” của tiếng Việt, tuy nhiên, ang tiếng Trung cần bạn nâng tròn miệng hơn, phát âm mạnh từ phía cuống họng. Đây là âm kết hợp giữa “ang” và “ong” của tiếng Việt.
- en – âm này nằm giữa của âm “ơn” và “ân” trong tiếng Việt. Vì thế chúng sẽ nhẹ nhàng hơn.
- eng – đọc gần giống âm “âng” – là âm nằm giữa âm “âng” trong tiếng Việt và âm “ơng”, mang cảm giác nhẹ nhàng.
- in – đối với những âm có chữ “i” đứng đầu tiên. Bạn cần phát âm rõ âm “i”, sau đó nối với những từ đứng sau nó. “In” được phát âm như âm “in” trong tiếng Việt, nhưng trước khi đọc cần đưa cuống lưỡi sát lên ngạc cứng, tạo thành âm gần với chữ “din”.
- ian – tương tự, để phát âm được âm “ian”, bạn cần đưa cuống lưỡi sát lên ngạc cứng, phát âm “i” trước sau đó mới đến âm “an”, tạo thành âm gần giống chữ “dan”.
- iang – cùng tuy tắc với âm “ian”, lần này bạn kết hợp với âm “ang”, tạo thành âm gần giống chữ “dang”.
- iong – trong phiên âm Pinyin, “ong” đọc là “ung” trong tiếng Việt, vì vậy, với âm này, bạn cần đọc “i” trước sau đó chuyển dần về “dung”, tạo thành âm gần giống chữ “dung”.
- ing – đọc gần giống âm “in”, nhưng miệng bạn phải mở rộng hơn về phía hai bên để phát âm kèm thêm chữ “g”.
- ong – đọc giống âm “ung” của tiếng Việt.
- uan – đọc gần giống âm “oan” của tiếng Việt
- uang – đọc gần giống âm “oang” của tiếng Việt
- uen – đọc gần giống âm “uân” của tiếng Việt
- ueng – đọc gần giống âm “uâng” của tiếng Việt
- ün – đọc gần giống âm “uyn” của tiếng Việt , nhưng cần đặt cuống lưỡi gần sát ngạc cứng, rồi mới đọc âm “uyn”, cuối cùng tạo thành âm gần giống chữ “duyn”, miệng chu ra đằng trước, kéo dài hơi chứ không dứt khoát.
- üan – phát âm “ün” trước sau đó mở miệng tròn đều để phát âm “âm”, kết hợp lại ta đọc gần giống chữ “doan”.
Nguyên âm “er”
Nguyên âm này thường xuất hiện nhiều trong phiên âm Pinyin, đây cũng là âm có nhiều trong tiếng Anh, nhưng lại không có trong tiếng Việt.
Để phát âm được nguyên âm “er”, bạn đọc gần giống âm “ơ” nhưng lưỡi rút ngắn lại hướng lên phía ngạc cứng. Luồng không khí từ họng bị lưỡi chặn lại.
2. Thanh mẫu – phụ âm
Khoảng 70% các thanh mẫu đều có trong tiếng Việt với cách đọc giống nhau, tuy nhiên, bạn chắc chắn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn với một số cặp thanh mẫu phát âm gần giống nhau. Ngay cả đối với người bản xứ hoặc người học tiếng Trung lâu năm, họ có khi còn không phân biệt được, hoặc đọc lướt vì thói quen. Tuy nhiên, khi học chúng ta vẫn cần phải phân biệt được kỹ để có thể hiểu được câu nói hoặc giúp chúng ta viết đúng hơn.
Âm môi
Âm này đòi hỏi chúng ta phải sử dụng môi, và có khi cần kết hợp với răng.
- b – đọc giống âm “b” trong tiếng Việt, nhẹ và không bật hơi.
- p – đọc giống âm “p” trong tiếng Việt, cần bật hơi mạnh hơn và dứt khoát hơn.
- m – đọc giống âm “m” trong tiếng Việt
- f – đọc giống “ph” trong tiếng Việt
Âm đầu lưỡi giữa
- d – đọc tương tự âm “t” trong tiếng Việt, không bật hơi
- t – đọc tương tự âm “th” trong tiếng Việt, âm có bật hơi, dứt khoát
- n – đọc giống âm “n” trong tiếng Việt
- l – đọc giống âm “l” trong tiếng Việt
Âm gốc lưỡi
Âm gốc lưỡi đều đưa cuống lưỡi lên cao, sau đó phóng hơi ra ngoài để tạo thành âm, bao gồm
- g – phát âm giống âm “c” hoặc “k” trong tiếng Việt
- k – phát âm giống âm “kh” trong tiếng Việt, phóng hơi mạnh.
- h – âm hơi khó phát thành tiếng, nghe giống như một tiếng thở. “h” trong tiếng Trung sẽ tùy thuộc vào từng từ để có cách phát âm riêng, có lúc giống âm “kh”, cũng có lúc giống âm “h” của tiếng Việt.
Âm mặt lưỡi
Âm mặt lưỡi yêu cầu bạn đặt mặt lưỡi chạm vào ngạc cứng sau đó phát ra luồng hơi.
- j – đọc tương tự âm “ch” trong tiếng Việt, âm không bật hơi.
- q – đọc tương tự âm “ch” trong tiếng Việt nhưng bật hơi mạnh ra ngoài
- x – đọc tương tự âm “x” trong tiếng Việt nhưng có phần bị đè nặng hơn, hơi bị chặn lại ở răng, không thoát kết ra ngoài. Chú ý, lưỡi đặt gần răng, môi căng về 2 bên.
Âm đầu lưỡi trước và sau
Quy tắc chung của các âm đầu lưỡi trước và sau là bạn cần đưa lưỡi ra gần sau răng, răng khép lại, hơi phát ra ngoài nhưng sẽ bị răng chặn lại. Bao gồm:
- z – phát âm kết hợp giữa âm “tr” và “z”, bạn có thể cảm nhận phần không khí được đẩy ra ngoài răng rung nhẹ lên.
- c – đọc gần giống âm “z” nhưng lúc này cần bật hơi mạnh.
- s – phát âm gần giống âm “x” trong tiếng Việt, âm nhẹ nhàng hơn.
- r – phát âm gần giống âm “r” của tiếng Việt, nhưng không rung.
Âm phụ kép
- zh – đọc gần giống âm “tr” của tiếng Việt, cong lưỡi và cong mô, nhưng đọc dứt khoát, nhẹ nhàng không bật hơi.
- ch – tiếp tục đọc giống âm “tr” trong tiếng Việt, nhưng bật hơi mạnh, thoát hơi ra ngoài.
- sh – phát âm tương tự âm “sh” trong tiếng Anh. Uốn lưỡi sao cho đầu lưỡi gần chạm vào ngạc cứng, bật hơi mạnh ra ngoài.
3. Thanh điệu
Thanh điệu là một yếu tố không thể thiếu trong phiên âm Pinyin, chúng sẽ tạo nên âm thanh lên xuống và quan trọng hơn là từ thanh điệu chúng ta mới có thể hiểu được từng ý nghĩa và cách phát của một từ.
Đối với những người phương Tây, họ thường gặp khó khăn về vấn đề phát âm với thanh điệu nhiều hơn, nhưng đó lại là lợi thế của người Việt Nam khi học tiếng Trung. Thanh điệu, hay dấu tiếng Trung sẽ bao gồm 4 thanh điệu, đơn giản hơn trong tiếng Việt:
- Thanh 1(-) : được kí hiệu bằng một nét ngang ngay trên đầu của nguyên âm chính trong chữ. Đọc giống như thanh ngang của tiếng Việt, nhưng sẽ kéo dài hơn, chứ không dứt khoát.
- Thanh 2 (ˊ): được kí hiệu bằng nét hướng lên từ trái sang phải, giống dấu sắc trong tiếng Việt. Cách đọc gần giống dấu sắc, nhưng không dứt khoát mà lướt chậm, nhẹ, giọng điệu từ thấp hướng lên cao.
- Thanh 3 (v): được kí hiệu giống như chữ “v”, thường đọc giống như dấu hỏi trong tiếng Việt, giọng điệu đang từ mức trung bình, sau đó giảm xuống rồi hướng lên cao.
- Thanh 4 (`): được kí hiệu giống dấu huyền của tiếng Việt, có 2 giai đoạn đọc thanh điệu này, ban đầu bạn đọc ngang sau đó giảm giọng xuống một cách dứt khoát.
- Còn một thanh nữa dù không được kí hiệu nhưng cũng khá quan trọng, dẫu vậy thường hay bị bỏ qua vì chúng được phát ra nhẹ nhàng, không thay đổi giọng điệu.
Quy tắc biến điệu
Khi từ chỉ có chứa một nguyên âm, thanh điệu sẽ được đánh dấu trực tiếp lên trên nguyên âm đó. Cách đọc dễ dàng, ví dụ như: ā ó ě ì…
Đối với các từ chứa nguyên âm kép, thanh diệu sẽ thường được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của các nguyên âm:
- Trong từ có nguyên âm “a”, sẽ được ưu tiên đánh dấu ở kí tự này. Ví dụ: hǎo, ruán…
- Trong từ không có nguyên âm “a”, có thể ưu tiên đánh dấu thanh điệu ở nguyên âm “o”. Ví dụ: ǒu, iōng…
- Trong từ không có nguyên âm “a”, mà có “e” thì ưu tiên nguyên âm “e”. Ví dụ: ēi, uěng
- Trong nguyên âm kép “ui”, ưu tiên đánh dấu ở nguyên âm “u”. Ví dụ: iǔ
- Trong nguyên âm kép “iu”, lại ưu tiên đánh dấu ở nguyên âm “i”. Ví dụ: uí, uì
Biến điệu “yī” và “bù”
Trường hợp 1: Nếu như chữ đứng ngay sau chữ yī và bù mang thanh 4 (`), lập thứ yī và bù sẽ được chuyển thành thanh 2 (ˊ).
Ví dụ:
- yīyang → yíyang
- yīgài → yígài
- yīdìng → yídìng
- bù ài → bú ài
- bù shì → bú shì
- bù qù → bú qù
Trường hợp 2: khi từ “yī” đứng trước những từ có thanh 1 (-), thanh 2 (ˊ) hoặc thanh 3 (v), thanh điều của “yī” sẽ trở thành thanh 4 (`).
Ví dụ:
- Yī tiān → yì tiān
- Yī nián → yì nián
- Yī miǎo → “yì miǎo”
Trường hợp 3: trường hợp này được gọi là “nửa thanh thứ 3 “v””. Nghĩa là nếu như có 2 chữ, mà chữ đầu tiên có thanh 3 “v” và sau đó là các chữ có thanh 1, thanh 2 hoặc thanh 4, thì chữ đầu tiên chỉ cần đọc ngắn gọn lại. Lúc này, trong chữ có thanh 3, bạn không cần nâng giọng lên ở phía sau mà chỉ cần hạ giọng xuống ngay ngay lúc đầu.
Ví dụ:
- jǐn gēn
- hěn máng
- wǔ fàn
Các chữ như jǐn, hěn, wǔ sẽ chỉ đọc còn một nửa, gần giống như thanh 2 (ˊ)
Hai thanh 3 (v) đứng cạnh nhau
Trong trường hợp hai chữ đều có thanh 3 (v) đứng kế nhau, chữ đầu tiên sẽ biến thành thanh 2 (ˊ), từ đó giúp người nói/ đọc nhanh hơn và khiến câu từ trở nên mềm mại và có tính kết nối với nhau hơn.
Ví dụ:
- Nǐ hǎo –> Ní hǎo
- Wǒ hěn → Wǒ hén hǎo
- lǚguǎn → lúguǎn
- dǎhuǒjī → dáhuǒjī
Hệ thống bảng chữ cái Trung Quốc
Dựa vào bảng phiên âm Pinyin, người ta lập ra bảng chữ cái tiếng Trung Quốc, được viết dựa theo kí tự La Tinh. Từ bảng chữ cái đơn lẻ, người ta có đưa ra một hệ thống bảng chữ cái tiếng Trung hoàn chỉnh như hình dưới đây.
Cách học bảng chữ cái tiếng Trung theo phiên âm Pinyin
Bảng chữ cái tiếng Trung theo phiên âm Pinyin được chia thành các cột, trong đó các cột hàng ngang đại diện cho các nguyên âm, hàng dòng hàng dọc xuống đại diện cho phụ âm. Khi đọc một âm nào đó chúng ta chỉ cần đối chiếu cột dọc và hàng ngang để ghép thành từ, dựa vào cách đọc của nguyên âm và phụ âm riêng biệt. Tham khảo bảng chữ cái đầy đủ tiếng Trung dưới đây.
Làm thế nào để gõ pinyin trên máy tính hoặc điện thoại
Gõ Pinyin trên điện thoại:
- Đối với hệ điều hành IOS
B1: Bạn mở Cài đặt (Setting)
B2: Chọn “Cài đặt chung (General) → Bàn phím (Keyboards)
B3: Chọn tiếp Bàn phím (Keyboards) ở phần trên cùng màn hình
B4: Chọn Thêm bàn phím mới (Add new keyboards)
B5: Chọn ngôn ngữ bạn muốn thao tác, trong trường hợp máy tính bạn đã có sẵn bàn phím tiếng Trung.
Trong trường hợp điện thoại của bạn chưa có bàn phím sẵn, hãy thực hiện thay thế:
B5: chọn Bàn phím Iphone khác, chọn 1 trong 2: tiếng Trung giản thế (Chinese Simplified) hoặc tiếng Trung phồn thể (Chinese Traditional)
B6: Chọn Bính âm (QWERTY). QWERTY là dạng đánh máy dựa trên bàn phím của máy tính. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn cách viết tay, vẽ lên màn hình…
- Đối với hệ điều hành Android sử dụng ứng dụng có sẵn trong máy
B1: Mở Cài đặt (Settings)
B2: Chọn Quản lý chung (general management)
B3: Chọn Ngôn ngữ và bàn phím (Language and input)
B4: Chọn Bàn phím trên màn hình (On-screen keyboard) → Chọn Gboard → Chọn Ngôn ngữ (Language)
B5: Chọn Thêm bàn phím (Add keyboard) → Chọn “简体中文” sau đó kích hoạt là bạn đã có thể sử dụng bàn phím một cách dễ dàng.
Ngoài việc lựa chọn bàn phím có sẵn trên điện thoại, bạn cũng có thể sử dụng ứng thứ của bên thứ 3. Việc dùng ứng dụng ngoài sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc đánh chữ, vì cho phép bạn nhiều cách thao tác khác ngoài QWERTY, bạn có thể dùng tay vẽ, sử dụng bàn phím 9 phím…
- Google Pinyin Input
Ứng dụng hiện được download và sử dụng nhiều nhất là Google Pinyin Input. Với Google Pinyin Input, bạn có thể sử dụng các tính năng thông minh của chúng để gõ một cách nhanh chóng nhất, ứng dụng công nghệ đám mây có khả năng cập nhật từ mới liên tục:
Link tải Google Pinyin Output:
Dành cho Android: https://bit.ly/3zjcCHl
Dành cho IOS: https://apple.co/3EpABIs
- Ứng dụng Sogou Pinyin
Đây là ứng dụng có từ lâu với kho dữ liệu từ ở cả 2 dạng phồn thể và giản thể rất đa đạng, như thế bạn có thể đánh được những từ khó và phức tạo. Kho từ cả mới lẫn các từ cổ cũng xuất hiện trong Sogou. Giao diện của app này dễ nhìn, thân thiện.
Link tải Sogou Pinyin
Dành cho IOS: https://apple.co/3ke7K1M
Gõ Pinyin trên máy tính
Đối với hệ điều hành phổ biến như Win 10, 7, 8 hoặc 9 đều được cài đặt sẵn trong máy, bạn có thể sử dụng ngay, với các bước cài đặt đơn giản sau:
B1: Truy cập vào Control Panel → chọn Clock, Language, Region → Chọn Language
B2: Chọn Add Input Language sẽ hiển thị danh sách → chọn Chinese Simplified (dạng tiếng Trung giản thể) → bấm OK
B3: Nếu muốn chọn bàn phím giản thể, bạn cần nhấp vào biểu tượng ngôn ngữ nhập (ở góc phải thanh Taskbar).
B4: Tiếp tục chọn Chinese —> Chinese Simplified – Microsoft Pinyin New Experience Input Style.
Tới đây, bạn đã hoàn thành cài đặt bàn phím Pinyin cho máy tính và có thể đánh tiếng Trung dễ dàng. Bạn có thể tùy chỉnh qua lại giữa hai ngôn ngữ Trung – Anh khi ấn vào biểu tượng Language ở thanh Taskbar.
Một bài chia sẻ khá dài, tuy nhiên, Mychinese.vn hi vọng mang đến cho các bạn kiến thức chi tiết và đầy đủ trong việc học đọc và viết tiếng Trung một cách dễ dàng nhất dựa vào phiên âm Pinyin và làm quen với bảng chữ cái tiếng Trung, đặc biệt là rất đơn giản cho cả những người mới bắt đầu học ngôn ngữ mới này.
Tham khảo bài viết: Lộ trình các bước tự học tiếng Trung tại nhà cho người mới bắt đầu